Tức giận là gì? Tức giận là phản ứng cảm xúc của con người. Đó là một phản ứng tự nhiên khi con người bị tấn công, xúc phạm, thất bại hay bị lừa dối. Thỉnh thoảng, giận dữ thái quá còn có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe tâm lý khác. Tức giận có thể hữu ích, nhưng nó cũng có thể rất đáng sợ

Mẫu phụ nữ tức giận không cảm thấy xấu hổ?

Trong mọi người, “những người đàn bà đanh đá” là những kẻ không cảm thấy xấu hổ khi tức giận hay nói lên sự bất đồng của mình.  

Đanh đá là gì? Đanh đá là quá quắt, ghê gớm, không biết điều, không chịu nhịn ai

Đồng nghĩa với hung dữ – choa ngoa

Tuy nhiên trong một xã hội đặc biệt không ưa phụ nữ tức giận, mọi người có nguy cơ bị dán nhãn hiệu này hay nhãn hiệu nọ để cảnh cáo mọi người hãy giữ mồm giữ miệng khi đe dọa kẻ khác, nhất là đàn ông.

Những nhãn hiệu đó – như “thiếu nữ tính” hoặc nặng hơn nữa – có sức mạnh làm cho mọi người phải sững sờ đến lặng thinh hoặc làm bừng cơn giận, vì càng làm mọi người tăng thêm cảm giác mình bất lực và bị đối xử bất công.

girl asian people GIF

Nhưng đó mới chỉ là một phần câu chuyện. Những nhãn hiệu này không chỉ đơn thuần là những sáo ngữ ác khẩu – có khi đượm màu dục tính – mà còn tệ hơn thế. “Lắm lời”, “đanh đá”, “ưa cằn nhằn”, “gái độc không con”…những nhãn hiệu đó còn hàm ý là hoàn cảnh sẽ không có một chút khả năng đổi thay nào.

Đó là những từ ngữ phản ánh vị trí sa lầy đặc biệt của mọi người: bao nhiêu cảm xúc giận dữ cứ bao vây mọi người trong khi hiện tình thì vẫn chẳng có gì đổi thay thật sự. Khi thất bại trong việc xả ra cho hả giận, mọi người dễ dàng bị kẹt trong chu kỳ cư xử xuống dốc và lập đi lập lại.

Mọi người quả thật có điều bực bội, nhưng sự phiền muộn của mọi người không được diễn tả rõ ràng nên chỉ gây ra sự phản đối nơi người khác, thay vì sự cảm thông nơi họ.  Điều này càng làm mọi người tăng thêm cảm giác cay đắng và bất công.

Đàng khác, vấn đề thật – cái đã làm mọi người tức giận – chưa được nhận định. Sau cùng và hơn hết, mọi người có thể trở thành cái đích tấn công đầu tiên cho những người đàn ông vốn kinh sợ đàn bà thịnh nộ và cả cho những người nữ sợ lâm vào hoàn cảnh đó.

Dĩ nhiên việc biết khi nào mình tức giận và việc biểu lộ cơn giận với người kia đòi hỏi sự dũng cảm nơi ta. Vấn đề là: khi mọi người sa lầy trong một cuộc đấu tranh vô hiệu quả, thì cũng là lúc mọi người đang chịu thiệt thòi để che chở người kia.

Mặt khác, khi mọi người biểu lộ sự tức giận vô hiệu quả như vậy – không rõ ràng, không đường hướng, không kiểm soát – thì thay vì đe dọa người khác, mọi người có thể rốt cuộc lại làm cho người khác yên tâm. 

Những ai trong mọi người chiến đấu vô hiệu quả thường thấy mình rơi vào cảnh bất lực trong việc gắng công thay đổi kẻ không muốn đổi thay. Khimọi người muốn thay đổi niềm tin, tình cảm, phản ứng hay hành vi của kẻ khác mà thấy không hiệu quả, có thể sau đó mọi người lại vẫn tiếp tục làm như vậy nhiều hơn nữa.  

Nghĩa là mọi người cứ phản ứng theo đường lối đã được định trước, đã thành khuôn mẫu, và do đó chỉ làm trầm trọng thêm những gì đã khiến mọi người phải than phiền. Mọi người có thể do xúc cảm mà bị lôi cuốn phải làm như vậy, đến nỗi không hề nghĩ ngợi gì về việc liệu có thể cư xử khác hơn không hoặc tin rằng có thể có những chọn lựa mới được không. 

Như vậy, sự đấu tranh của mọi người cũng là một cách bảo vệ những nếp cũ trong mối tương giao y hệt như sự nín chịu của “người đàn bà dễ thương”vậy. Tất cả mọi người đều có kinh nghiệm về hai hành vi trên: tự hại mình và tự kéo dài hoàn cảnh bế tắc của mình. Thực vậy, “những người đàn bà dễ thương” và “những người đàn bà đanh đá” đơn giản chì có hai mặt của đồng tiền, dù sự thể hiện hoàn toàn khác nhau.

Sau khi tất cả đã được nói và được làm – hay đã không được nói và không được làm – kết quả vẫn thế: mọi người cảm thấy bơ vơ và bất lực. Mọi người không cảm thấy mình kiểm soát được chất lượng và đường hướng đời mình.

Ý thức về nhân phẩm và lòng tự trọng bị thương tổn, bởi mọi người đã không làm sáng tỏ được vấn đề. Và vì mọi người đã không làm sáng tỏ được vấn đề, nên đã chẳng có gì được thay đổi. Phần lớn mọi người ít được giúp đỡ để biết sử dụng cơn giận sao cho chính mọi người được tăng sức mạnh và những vấn đề của mối liên hệ được sáng tỏ.

Thay vì vậy, những bài học ở đời lại khích lệ mọi người kinh sợ cơn giận dữ, phủ nhận nó hoàn toàn, chuyển nó vào những mục tiêu không đúng, hay quay trở lại tự hại mình.

Mọi người đã học cách phủ nhận mọi lý do để giận, cách nhắm mắt trước nguồn gốc của chúng hoặc cách bộc lộ chúng một cách vô hiệu quả,và do đó rốt cuộc lại giữ vững thay vì thách thức tình trạng cũ. Mọi người hãy từ bỏ những cách làm đó đi, để có thể sử dụng “năng lực giận dữ” vào việc phục vụ phẩm giá và sự tăng trưởng của mình.

Đừng tức giận để rồi hối hận
Đừng tức giận để rồi hối hận

Khi tức giận nên làm gì? Đây là 4 cách để sử dụng cơn giận dữ có lợi cho bản thân

1. Mọi người có thể học nhận định một cách tương xứng nguồn gốc của cơn giận, và biết rõ mình đang đứng ở đâu:

“Hoàn cảnh nào đã làm tôi bực mình vậy?”, “Vấn đề chính ở đây là gì”, “Tôi nghĩ gì, cảm thấy g?”, “Tôi muốn thực hiện điều gì?”, “Người nào chịu trách nhiệm về điều nào?”, “Tôi đặc biệt muốn thay đổi cái gì?”, “Những gì tôi muốn và không muốn làm?”…

Những câu hỏi dường như quá đơn giản, nhưng rồi mọi người sẽ thấy chúng phức tạp đến mức nào. Điều đáng kinh ngạc là nhiều khi mọi người rời bỏ cuộc chiến đấu mà vẫn không hay mình chiến đấu cho cái gì. Có thể mọi người đã dồn năng lực giận dữ vào việc muốn thay đổi, kiểm soát một người trong khi người đó lại không ưng đổi thay hay bị kiểm soát. Lẽ ra mọi người phải dồn năng lực đó vào việc tìm hiểu rõ vị trí và những chọn lựa của chính mọi người.

Điều này thật đúng trong những mối quan hệ mật thiết, trong đó, nếu không biết sử dụng cơn giận để soi sáng những tư tưởng, cảm tình, ưu tiên và chọn lựa của mình, mọi người dễ rơi vào vòng lẩn quẩn bất tận của đấu tranh, trách móc chẳng đi đến đâu. Việc biết điều khiển hữu hiệu cơn giận đương nhiên giúp ta phát triển được cái “ta” ngày càng thêm rõ ràng minh bạch và trở thành một chuyên viên khả kính về chính bản ngã của mình.

2. Mọi người có thể học được cách truyền đạt suy nghĩ của mình:

Điều này giúp ta có nhiều triển vọng được người khác nghe và hiểu ta, do đó những mâu thuẫn, khác biệt có cơ hội được bàn cãi, điều đình. Có thể chẳng có gì đáng trách khi mọi người hồn nhiên bộc phát cơn giận, không tư duy, không đắn đo suy xét:

trong nhiều trường hợp, điều này có thể giúp ích, nhất là những trường hợp đương nhiên phải vậy, miễn là mọi người không cố tình lạm dụng. Tuy nhiên nhiều khi đấu tranh hay cho nổ tung cơn tam bành giúp ta thấy nguôi ngoai, nhưng khi bão tố qua đi, mọi sự vẫn y nguyên chẳng có gì đổi thay cả. Trong khi đó, có những mối liên hệ mọi người cần phải duy trì thái độ bình tĩnh, không trách móc để rồi sau đó mới đạt được những đổi thay lâu dài.

3. Mọi người có thể học cách quan sát và ngăn chặn những tác động qua lại vô bổ:

Truyền đạt suy nghĩ của mình một cách minh bạch và hữu hiệu bao giờ cũng là điều khó dù trong hoàn cảnh thuận tiện nhất. Thực khó mà tự quan sát hay có được thái độ mềm dẻo giữa cơn bão tố. Khi xúc cảm lên cao, mọi người có thể học cách làm cho dịu xuống và lùi lại chút ít để có thể nhận rõ vai trò của ta trong những tác động qua lại mà mọi người trách cứ.

Biết quan sát những mẫu mực cư xử trong mối liên hệ và biết sửa đổi phần đóng góp của mình vào những mẫu mực đó bao giờ cũng giúp ta thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong mọi mối tương giao mà ta dự phần.

Nói “trách nhiệm”, tôi không có ý muốn nói đến thái độ tự trách mình hay tự cho mình là “nguyên nhân” của vấn đề. Từ ngữ đó ở đây chỉ có nghĩa là khả năng phản ứng, khả năng tự quan sát và quan sát người khác trong những tác động qua lại, khả năng phản ứng trước một hoàn cảnh quen thuộc bằng đường lối mới. Mọi người không thể bắt kẻ khác thay đổi bước nhảy của họ trong một điệu múa, nhưng nếu mọi người đổi thay chính bước nhảy của mọi người thì điệu múa đó không còn có thể tiếp tục như cũ được nữa.

4. Mọi người có thể học để biết cách tiên liệu và đối phó với những “biện pháp đối phó” hay những “phản ứng nghịch chiều” từ phía người khác:

Mỗi mọi người đều thuộc về một nhóm hay một hệ thống liên hệ mà trong đó luôn có một áp lực đòi buộc các bên phải giữ nguyên hay trở về chỗ đứng cũ. Nếu mọi người bắt đầu thay đổi cung cách im lặng, mơ hồ hay chiến đấu và trách móc vô hiệu quả, mọi người sẽ gặp phải sự chống đối mạnh mẽ. “Lực kéo nghịch chiều” này vừa có trong bản ngã nội tại của mỗi mọi người vừa có nơi những người khác trong cùng hệ thống liên hệ với ta.

Mọi người sẽ thấy những người thân thiết này thường tạo áp lực để được hưởng lợi từ việc mọi người giữ nguyên chỗ đứng cũ như thế nào, mặc dầu bề ngoài vẫn công khai chỉ trích và than phiền mọi người. Cả mọi người cũng cưỡng lại chính những đổi thay mà mọi người tìm kiếm. “Chống đổi thay” cũng như “muốn đổi thay” là hai nét tự nhiên, phổ biến trong mọi liên hệ giữa con người.

Trong những chương kế tiếp, mọi người sẽ quan sát kỹ lưỡng hơn nỗi lo âu lớn lao mà chắc chắn sẽ vây bủa khi mọi người bắt đầu sử dụng cơn giận để xác định bản ngã cùng những nhu cầu của nó một cách rõ ràng hơn. Một số mọi người có thể khởi sự minh bạch hẳn trong sự truyền đạt, kiên quyết hẳn trong quyết định đổi thay chỉ để thẳng thắn phản ứng lại những kẻ muốn chống đối mọi người hoặc có ý coi thường những điều mọi người nói.

Nếu quả thực mọi người nghiêm túc về việc đổi thay, mọi người phải học cách tiên đoán và điều khiển nỗi âu lo và mặc cảm phạm lỗi xuất hiện trong mọi người, khi mọi người phải đối mặt với những phản ứng nghịch chiều của người khác, nhất là khi phải đối mặt với một phần rất thực trong bản ngã sâu thẳm của mọi người muốn chống lại sự đổi thay.Bây giờ xin cho tôi được nói:

không dễ gì mọi người có thể quay mặt làm ngơ thái độ phục tùng thầm lặng hay sự chiến đấu vô hiệu quả của mọi người cho việc xác quyết ta là ai, nơi nào ta đứng, điều gì ta muốn, cái gì ta chấp nhận, cái gì ta không thể chấp nhận. Nỗi lo âu do ước muốn làm sáng tỏ những gì ta nghĩ và nghĩ ra sao có thể là nỗi lo lớn nhất trong những mối liên hệ quan trọng nhất của mọi người. Khi mọi người đã thực tình trở nên minh bạch và dứt khoát, người khác cũng có thể do đó mà trở nên minh bạch và dứt khoát về ý nghĩ và tình cảm của họ hay về sự kiện họ không chịu đổi thay.

Một khi thừa nhận những sự thực này, mọi người có thể gặp phải nhiều chọn lựa khó khăn cực nhọc. Liệu mọi người chấp nhận giữ nguyên phần mình trong một mối quan hệ, một hoàn cảnh ? Hay mọi người muốn rời bỏ nó? Liệu mọi người chấp nhận “ở lại” và thử tìm một biện pháp khác? Và như vậy, phải làm gì?…

Những câu hỏi này không dễ gì trả lời, kể cả suy nghĩ về chúng cũng vậy. Trước mắt thì đôi khi ta cứ đơn giản theo đường lối quen thuộc cũ, mặc dầu kinh nghiệm bản thân đã từng cho biết chúng kém hiệu quả. Tuy nhiên về lâu về dài xin hãy thực hành những bài học trong sách này, chắc chắn quý vị sẽ được nhiều lợi ích.

Không những mọi người có được phương pháp mới để điều khiển những cơn giận dữ cũ, mà mọi người còn đạt được “cái tôi” trong sáng và mạnh mẽ hơn, do đó có khả năng đạt được “cái mọi người” thân mật và thỏa mãn hơn. Nhiều vấn đề về giận dữ có thể xuất hiện khi mọi người phải chọn lựa giữa hai thái độ: hoặc có được một quan hệ, hoặc có được một bản ngã. Cuốn sách này có tham vọng muốn giúp mọi người đạt được cả hai

Chuyên mục: Blog làm đẹp